Hóa đơn vận chuyển hàng hóa là gì? Tìm hiểu mức xử phạt khi không có hóa đơn

Hóa đơn vận chuyển hàng hóa là giấy tờ bắt buộc khi vận chuyển hàng hóa trên đường. Vậy hóa đơn vận chuyển là gì? Những mức xử phạt nếu không có loại giấy tờ như thế nào? Tham khảo bài viết sau đây.

Hóa đơn vận chuyển hàng hóa là gì?

Vận chuyển hàng hóa (giao nhận hàng hóa) là hoạt động vận chuyển hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa sẽ có sự thỏa thuận, ký kết hợp đồng vận chuyển giữa bên nhận và bên gửi hàng. Hiện nay việc vận chuyển hàng hóa đa dạng hình thức, nhiều phương tiện khác nhau tùy theo kích thước, khối lượng và loại hàng hóa.

Tham khảo: Quy định về chứng từ hàng hóa đi trên đường mới nhất cần biết

Để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi buôn lậu cũng như việc vận chuyển hàng hóa trái phép thì hàng hóa khi thực hiện vận chuyển đi xa rất cần phải có chứng từ hợp pháp, có hóa đơn chứng minh cụ thể về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Khi vận chuyển hàng hóa, việc bạn cần phải làm là luôn tuân thủ đúng theo pháp luật về việc vận chuyển hàng hóa như không được chở hàng hóa cồng kềnh; hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng; chằng buộc chắc chắn; không để rơi vãi dọc đường; không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe,…

invoices for received package

Quy định của Nhà nước về hóa đơn hàng hóa như thế nào?

Thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn về việc tao, lập hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi bán hàng hóa, dịch vụ, theo đó, khi bán hàng hóa, bên bán phải lập và giao hóa đơn cho bên mua đối với hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên và hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng khi bên mua có yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Từ quy định trên có thể thấy, khi vận chuyển hàng hóa trên đường đối với những trường hợp trên thì phải có hóa đơn. Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường mà không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Đối với hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng thì phải có bảng kê bán kê bán lẻ hàng hóa. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định.

Mức xử phạt khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn

Theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn thì một trong các hành vi cụ thể bị xử phạt được quy định bao gồm:

Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua. (điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).

Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (khoản 4 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP).

hóa đơn vận chuyển
Money bag with the word Fees and up arrow. Duty increase concept. Trade wars. Import and export quotas. High taxation. Free trading zone. Business and Finance

Xử phạt về hành vi trốn thuế

Việc xử phạt đối với hành vi trốn thuế được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC. Theo đó, nếu người nộp thuế có hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá thì bị xử lý cụ thể như sau:

Một là, hình thức xử phạt chính:

  • Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên;
  • Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Hai là, hình thức xử phạt bổ sung:

Ngoài hình thức phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.

Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *