Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển phổ biến nhất của nước ta hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được cách tính cước vận chuyển hàng hóa đường bộ hiện hành ra sao. Tham khảo ngay những thông tin sau đây.
Đối với phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, dù là vận chuyển thường hay là chuyển phát nhanh thì vẫn áp dụng cước phí vận chuyển dựa trên hai yếu tố: khối lượng hàng hóa và vùng trả hàng.
Với khối lượng hàng hóa trong vận chuyển đường bộ, có hai cách tính:
- Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân (tức là công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó);
- Tính khối lượng quy đổi cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh (áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao)/5000).
Sau khi tính ra khối lượng, công ty sẽ nhân với đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng để tính ra mức cước phí phù hợp.
Một số quy định của Nhà nước trong cách tính cước vận chuyển xe tải
Như đã đề cập, chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ phụ thuộc vào: Khoảng cách, trọng lượng và đơn vị tính cước. Trong đó mỗi yếu tố đều có những quy định bắt buộc nhằm giúp các đơn vị vận tải dựa theo để có mức giá phù hợp
Đối với trọng lượng
Trọng lượng hàng hóa được định nghĩa là:
- Là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì
- Đối với hàng hóa chứa trong container thì trọng tải đăng ký của container là trọng lượng tính cước.
Đối với khoảng cách
Khi tính cước vận chuyển hàng hóa, khoảng cách được quy định là:
- Khoảng cách tính cước là khoảng cách vận chuyển có hàng thực tế.
- Nếu từ nơi gửi đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tuyến ngắn nhất là khoảng cách tính cước
- Khoảng cách tính cước tối thiểu : 01 km.
- Cách làm tròn: < 0,5 km không tính, từ 0,5km trở lên tính là 1 km
Đơn vị tính cước
- Đơn vị trọng lượng là Tấn
- Đơn vị khoảng cách tính cước là km.
- Đơn vị tính cước là đồng/T.Km.
Loại đường để tính cước
Có các loại đường để tính cước theo quy định như sau
- Đường quốc lộ
- Đường tỉnh
- Đường huyện, xã, làng
- Nếu đường chưa được cấp thẩm quyền xếp loại thì tính cước vận chuyển theo loại đường tiếp giáp, nối với đường đó đã được xếp loại hoặc trên cùng một chặng đường vận chuyển.
Tùy từng loại đường mà có mức cước phí khác nhau
Một số trường hợp được tăng hoặc giảm cước so với mức cước cơ bản
- Cước phí vận chuyển hàng hóa tại các tuyến đường thuộc các huyện miền núi được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.
- Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có thiết bị xếp dỡ sẽ được tính cộng thêm như sau:
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa có thiết bị nâng hạ hoặc thiết bị tự đỗ được cộng thêm 15% mức cước cơ bản.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa có thiết bị hút xả được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.
- Giảm 10% cước vận chuyển trong trường hợp một chủ hàng có hàng hóa cả chiều đi cả chiều về trong một vòng quay phương tiện.
Phụ phí trong tính cước vận chuyển hàng hóa
Phụ phí tính cước gồm Chi phí xếp dỡ, chằng buộc, chèn lót hàng hóa, chi phí vệ sinh phương tiện, chi phí chờ đợi, huy động phương tiện,…
- Chủ phương tiện vận tải là người có trách nhiệm cung cấp vật liệu, dụng cụ để nhân công thực hiện các công việc xếp dỡ, chằng buộc hàng hóa.
- Phụ phí hai bên tự thỏa thuận và phải được ghi vào trong hợp đồng vận chuyển.
- Chủ hàng phải thanh toán tiền phí đường, cầu, phà cho chủ phương tiện theo đơn giá nhà nước quy định hoặc theo hóa đơn thu phí mà chủ phương tiện phải nộp trên chặng đường vận chuyển.
Cách tính cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Cước vận chuyển hàng thiếu tải
Nếu hàng hóa vận chuyển xếp được < 50% trọng tải đã đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước là 80% trọng tải đăng ký.
- Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến dưới 90% trọng tải đã đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước là 90% trọng tải đăng ký
- Nếu hàng hóa vận chuyển xếp được >=90% trọng tải đã đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hóa thực chở.
Cước vận chuyển hàng hóa bằng xe tải có trọng lượng nhẹ
Công thức: Trọng lượng x giá cước
Các loại hàng hóa có trọng lượng nhẹ như: thực phẩm, quần áo, giày dép…, chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ được tính bằng trọng lượng thực của loại hàng hóa đó. Trọng lượng này sẽ được đo bằng cân chuyên dụng và tính bằng kg.
- Dưới 1 tấn, mức giá sẽ giao động trong khoảng 1.000 – 4000đ cho mỗi kg.
- Trên 1 tấn, mức giá đang rơi vào khoảng 800 – 2000đ/ kg. Đặc biệt, khi gửi từ 10 tấn trở lên, mức giá sẽ chỉ khoảng 450 – 1500đ/1 kg.
Chú ý: Các mặt hàng đặc biệt cần bảo quản kỹ có thể sẽ có phụ thu phí.
Cước vận chuyển hàng hóa cồng kềnh bằng xe tải
Công thức: chiều dài x chiều rộng x chiều cao x đơn giá từng loại hàng.
Các loại hàng cồng kềnh thường sẽ rất tốn diện tích và có rủi ro trầy xước cao trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, chi phí vận chuyển hàng hóa cồng kềnh sẽ được tính theo thể tích.
- Hàng cồng kềnh dưới 10 khối, mức giá sẽ dao động từ 250.000 – 500.000 VNĐ/1 khối
- Hàng cồng kềnh từ 10 khối trở lên, mức giá sẽ dao động trong khoảng 200.000 – 450.000đ/khối.
Cước vận chuyển hàng hóa cồng kềnh bằng xe tải
Hàng hóa siêu trọng, hàng nguyên bằng xe container
Khác với xe tải, vận chuyển hàng bằng container có đặc điểm là được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa chuyên dụng và có khối lượng lớn. Và tùy theo các loại mặt hàng cũng sẽ có cước phí khác biệt.
Với tuyến Sài Gòn – Hà Nội hoặc ngược lại, mức giá sẽ rơi vào khoảng 10 – 30 triệu đối với container hàng 40 feet sức chứa từ 25 tấn đến 28 tấn. Các quãng đường gần hơn sẽ có mức giá rẻ hơn.
Trên đây là những quy định hiện hành trong cách tính cước vận chuyển hàng hóa cũng như một số công thức tính cước mà các Công ty vận tải đang áp dụng.
Quý khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa Bắc Nam, vui lòng liên hệ với Phượng Hoàng để nhận được cước vận chuyển hàng hóa chính xác với khu vực mà khách hàng muốn vận chuyển.
Thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
HOTLINE: 0931 85 39 59 – 0909 71 39 59
+ Kho Bãi Sài Gòn: 325/11A Quốc Lộ 1A, An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM.
+ Kho Đà Nẵng: 555C Trường Chinh, Đà Nẵng
+ Kho Hà Nội: Số 1 Phố Thúy Lĩnh, Hoàng Mai, Hà Nội